Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên tiếng vụ tàu Philippines bị tàu Trung Quốc phun vòi rồng
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Lệnh cấm nhập khẩu uranium của Nga 'gây bão' trên thị trường năng lượng
    Tin Việt Nam
Lãnh đạo Việt Nam gửi điện thăm hỏi Campuchia sau vụ nổ kho đạn
    Tin Cộng Đồng
Nắng nóng kỷ lục tại nhiều bang của Ấn Độ
    Tin Hoa Kỳ
Mật vụ Mỹ lên kế hoạch bảo vệ trong trường hợp ông Trump bị giam giữ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
Lý Hải trở thành đạo diễn nghìn tỷ đồng
    Âm Nhạc
Danh tính nữ ca sĩ Việt may mắn gặp Rosé (Blackpink), lại còn chiêu đãi fan ảnh cam thường
    Văn Học
Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Tâm lý - Xã hội
Lễ hội Gióng trở thành di sản thế giới: Vinh dự thuộc về nhân dân
Lúc 18g20 ngày 16-11 (22g20 giờ Việt Nam) tại thủ đô Nairobi (Kenya), lễ hội Gióng ở đền Phù Đổng (Gia Lâm, Hà Nội) và đền Sóc (Sóc Sơn, Hà Nội) đã được Tổ chức UNESCO thế giới vinh danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

 


 


 











Tái hiện hội trận Thánh Gióng phá giặc Ân ở làng Phù Đổng, Gia Lâm, Hà Nội - Ảnh: Tiến Thành

 


Trao đổi với Tuổi Trẻ, GS.TS Ngô Đức Thịnh - ủy viên Hội đồng di sản văn hóa quốc gia, người tham gia xây dựng và phản biện hồ sơ trước khi trình UNESCO thế giới - lý giải tính độc đáo của lễ hội Gióng:


 


- Thứ nhất, lễ hội Gióng thể hiện tư tưởng về chiến tranh và hòa bình của người Việt xưa. Ban đầu, hội Gióng chỉ là một lễ hội làng. Đến thời Lý Công Uẩn dời đô về Thăng Long, lễ hội Gióng mới có ý nghĩa trên diện rộng nhằm tôn vinh một trong những vấn đề quan trọng nhất của các dân tộc - đó là chiến đấu bảo vệ đất nước và khát vọng hòa bình. Phải nói rằng ông cha ta đã sáng tạo nên một hình tượng hết sức độc đáo là Thánh Gióng, cậu bé 3 tuổi được dân làng nuôi lớn và trở thành anh hùng đánh giặc ngoại xâm. Theo tôi, đó cũng là một biểu hiện của tư tưởng đoàn kết toàn dân tộc để tạo thành sức mạnh chống lại các thế lực bên ngoài. Tuy vậy, sau khi chiến thắng giặc, Thánh Gióng bay về trời. Chi tiết này thể hiện khát vọng chung không chỉ của người Việt Nam mà của toàn nhân loại về cuộc sống hòa bình, không chiến tranh. Sau này truyền thuyết về việc Lê Lợi trả gươm báu cho rùa thần cũng có ý nghĩa tương tự.


 


 









* Nhà nghiên cứu văn hóa Bùi Trọng Hiền:


 


Di sản thế giới - có “được” và có “mất”


 


Danh hiệu “di sản đại diện” cũng là cái tốt. Nhưng nhìn từ nhiều phía sẽ thấy trên thế giới không phải nước nào cũng tham gia chương trình xây dựng hồ sơ di sản văn hóa do UNESCO phát động. Đó là một sự thật! Đối với Việt Nam, cái “được” có lẽ chính là danh hiệu của UNESCO phong tặng. Còn cái “mất” đương nhiên là số kinh phí không nhỏ cho mỗi hồ sơ. Đó là chưa kể việc hình thành tâm lý chẳng nhẽ di sản được UNESCO công nhận thì hay hơn, giá trị hơn di sản không được (chưa được) công nhận à? Đó là một thực tế. Thế nên mới hiểu việc ham muốn, nóng lòng làm hồ sơ di sản ở nhiều địa phương là điều hoàn toàn tự nhiên.


 


Cá nhân tôi luôn cho rằng việc quốc tế công nhận danh hiệu di sản không quan trọng bằng việc chính chúng ta phải tự ý thức và trân trọng gia tài của cha ông. Ở đây, tương lai mỗi di sản như thế nào hoàn toàn phụ thuộc vào ý thức của cộng đồng gìn giữ di sản đó cũng như các nhà quản lý, hoạch định chiến lược văn hóa.


 


HÀ HƯƠNG ghi



Thứ hai, biểu tượng Gióng còn chứa đựng nhiều tầng ý nghĩa văn hóa khác nhau. Đó là tư tưởng cầu mong mưa thuận gió hòa cho mùa màng bội thu của các cư dân nông nghiệp trồng lúa nước.


 


Thứ ba, có rất nhiều trò diễn xướng dân gian trong lễ hội Gióng, điển hình là các đám rước: rước khám đường, rước nước rồi hát Ải Lao... thể hiện tính dân gian sâu sắc. Đặc biệt nhất là diễn xướng ba trận đánh của Thánh Gióng. Ba địa điểm diễn ra ba trận đánh được biểu tượng thành ba chiếc chiếu, bên trên có những tờ giấy trắng biểu trưng cho mây và chiếc bát úp biểu tượng cho đồi núi, người đóng vai Thánh Gióng sẽ đá những chiếc bát để thể hiện sức mạnh bạt núi của Thánh Gióng... Nét tinh tế của lễ hội là tất cả chi tiết của truyền thuyết đều được thể hiện sinh động bằng các biểu tượng, nếu không có biểu tượng thì lễ hội sẽ hỏng.


 


Thứ tư, điều đặc sắc nhất, theo tôi, và cũng là điều thuyết phục được hội đồng xét duyệt chính là tính nhân dân sâu sắc của lễ hội. Đây đích thực là một lễ hội thuộc về nhân dân và hoàn toàn không bị nhà nước hóa. Hàng trăm năm nay, người dân đã góp công góp của để làm lễ hội của mình và giữ nguyên vẹn những nghi lễ do cha ông truyền lại.


 


* Khi lễ hội Gióng trở thành di sản đại diện nhân loại, chúng ta sẽ phải nghĩ đến việc làm thế nào để bảo tồn nguyên gốc lễ hội này theo các khuyến cáo của UNESCO?


 


- Như tôi đã nói, lễ hội Gióng thuộc về nhân dân, do nhân dân sáng tạo ra, chìa khóa cho việc bảo tồn và gìn giữ chính là nhân dân và không ai có thể thay thế họ làm điều đó. Nhà nước dù có bỏ ra bao nhiêu tiền của và công sức nhưng để lễ hội xa rời nhân dân thì lễ hội cũng sẽ hỏng.


 


Tuy nhiên, chiến tranh và cả một giai đoạn lịch sử đặc biệt đã khiến hiểu biết và ý thức về tín ngưỡng và lễ hội của người dân có sự đứt quãng và lệch lạc nhất định. Cho nên công việc trước mắt là phải làm thế nào để người dân hiểu tầm quan trọng của di sản và có ý thức bảo vệ nó.


 


Chúng ta đã có một công cụ rất tốt, đó là sự công nhận của quốc tế. Một khả năng mà tôi nghĩ tới là việc giáo dục lại văn hóa tín ngưỡng cho người dân.


 


Một việc làm nữa là chúng ta sẽ phải khôi phục những nghi lễ đã thất truyền, đồng thời đánh giá lại những nghi lễ nào còn phù hợp với hoàn cảnh hiện tại. Trong hồ sơ đệ trình lên UNESCO, chúng ta cũng đã đưa ra phương án nên duy trì lễ hội này hằng năm.


 


Bên cạnh đó, Nhà nước, các tổ chức xã hội, đơn vị kinh tế cùng góp sức với người dân để bảo tồn lễ hội. Tuy nhiên, việc góp sức này cũng phải được cân nhắc kỹ lưỡng, bởi nhiều lễ hội khi có điều kiện về tiền của lại bị phá hỏng.





* Vậy hàng trăm năm qua, người dân đã bảo tồn lễ hội của họ như thế nào?


 


- Ở các làng, hương ước quy định rõ ai là người được tham gia lễ hội. Những gia đình có con cái hư hỏng, không hòa thuận... sẽ không được tham gia hội làng. Gia đình nào có con được chọn đóng vai Thánh Gióng trong diễn xướng thì dốc hết lòng hết sức để làm đúng các nghi lễ thủ tục mà cha ông truyền lại. Người đóng vai thánh sẽ được người làng cung kính gọi là ông Lệnh. Những người dân cho chúng tôi biết thông qua việc đó họ giáo dục được các thế hệ trẻ.


 


HÀ HƯƠNG thực hiện





 


Bốn di sản phi vật thể được vinh danh


 


Cùng với lễ hội Gióng, 45 di sản phi vật thể của các quốc gia khác cũng được công nhận trong dịp này. Và như vậy, Việt Nam đã có bốn di sản phi vật thể được vinh danh gồm: nhã nhạc cung đình Huế, không gian văn hóa cồng chiêng Tây nguyên, dân ca quan họ, lễ hội Gióng.


 


Lễ hội Gióng diễn ra ở nhiều nơi nhưng độc đáo hơn cả là ở làng Phù Đổng vào mồng 9 tháng tư âm lịch (nơi Thánh Gióng sinh ra) và ở Sóc Sơn vào mồng 7 tháng giêng (nơi Thánh Gióng bay về trời). Trong ngày lễ hội, người dân sẽ diễn lại toàn bộ câu chuyện truyền thuyết đánh thắng giặc Ân của cậu bé 3 tuổi làng Phù Đổng. Cả lễ hội sẽ được biến thành một kịch trường dân gian lớn với hàng trăm vai diễn của quần chúng nhân dân. Theo các nhà nghiên cứu đánh giá, mỗi điệu múa trong lễ hội Gióng còn bao hàm cả những triết lý về phép dùng quân và đánh trận của cha ông ta xưa. Bên cạnh đó, lễ hội Gióng còn có nhiều màn diễn xướng dân gian khác phản ánh ước nguyện của các cư dân nông nghiệp trồng lúa nước, tín ngưỡng phồn thực...


 


Theo Tuổi Trẻ .

DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Nam công nhân đào được cục vàng nguyên khối trị giá hơn 10 tỷ đồng (03-05-2024)
    Tại sao nhiều người cho rằng không nên ghép 2 nải chuối để thắp hương? (23-04-2024)
    MC Thảo Vân gặp tai nạn giao thông trong lúc cầm lái xe ô tô (19-04-2024)
    Mang 4kg vàng ra ngân hàng bán, người phụ nữ bất ngờ bị cảnh sát điều tra: Chân tướng vụ án trộm cắp 3 năm trước được vạch trần (12-04-2024)
    Xin tinh trùng để làm mẹ đơn thân (12-04-2024)
    Người nước ngoài rời khỏi hiện trường sau khi tông chết người (04-04-2024)
    Đàn bà sướng hay khổ chỉ cần nhìn 4 điểm này, không phải nhan sắc (31-03-2024)
    Bạn gái cũ của Elon Musk có tình mới (24-03-2024)
    Nhan sắc vạn người mê của cô gái có tướng 'vượng phu' đang nổi rần rần trên mạng xã hội (23-03-2024)
    Người phụ nữ bị bắt vì đổ xăng miễn phí suốt 6 tháng (17-03-2024)
    Bí mật trong tủ quần áo của người đàn bà tố chồng theo nhân tình: Phát hiện kinh hoàng (15-03-2024)
    Đẩy cửa nhà tắm, tôi lặng người khi thấy thân thể không trọn vẹn của vợ và giờ đã hiểu lý do cô ấy luôn thiếu tự tin đến thế (14-03-2024)
    Chấp nhận đi nhặt rác và ăn đồ thừa để dành tiền cho con đi du học, cụ ông tan nát cõi lòng với câu nói của cô con gái (09-03-2024)
    Cụ ông 80 tuổi vẫn lang thang đi nhặt rác, số tài sản 'khủng' trong tay khiến ai cũng giật mình (08-03-2024)
    Vợ mang bó hoa 8/3 về, chồng ghen tuông rồi xấu hổ khi biết nguồn gốc (07-03-2024)
    Những thứ không nên nhặt ngoài đường mang về nhà kẻo vận xui đeo bám, mang họa vào thân (06-03-2024)
    4 mẹo làm sạch mùi hôi và nhớt của khăn mặt khi dùng lâu (04-03-2024)
    Anh trai tôi cầu hôn bạn gái giữa đám đông nhưng không ngờ lại nhận về 2 cái tát (27-02-2024)
    Hùng hổ gọi anh trai về cùng để bắt quả tang chị dâu làm chuyện khuất tất, nhưng khi cánh cửa mở ra, người xấu hổ lại là tôi (26-02-2024)
    Đến nhà tôi ra mắt bố mẹ, bạn trai chỉ nói vài câu mà bố tôi sa sầm mặt, ép tôi chia tay (25-02-2024)

Các bài viết cũ:
    Bếp ăn cứu đói giữa vùng rốn lũ  (17-11-2010)
    Viên kim cương đắt nhất mọi thời đại (16-11-2010)
    Kết thúc thanh tra toàn diện Vinashin (10-11-2010)
    CUỘC ĐỜI PHI THƯỜNG CỦA KALU RINPOCHE (1905-1989) (09-11-2010)
    Lũ các sông Nam Trung bộ lên nhanh (09-11-2010)
    Sóng Biển Đông giữa lòng Hà Nội (09-11-2010)
    Tôm xốt đậu (06-11-2010)
    Choáng ngợp trước cung điện của Nữ hoàng Anh (04-11-2010)
    Chạy lũ như “chạy giặc” (04-11-2010)
    Đừng để Việt Nam thành miếng bánh của nhà thầu "ngoại" (03-11-2010)
    Bôxít: Dừng lại, bàn thêm để không trái lòng dân (02-11-2010)
    Bài toán môi trường dự án bô-xít: Còn nhiều ẩn số (01-11-2010)
    Vinashin: Không nên "trăm dâu đổ đầu tằm” (01-11-2010)
    Blogger phải chịu trách nhiệm về thông tin trên web cá nhân (01-11-2010)
    Nổ nhà máy thép, người dân hoảng loạn (31-10-2010)
    Cận cảnh đặc công Nga (28-10-2010)
    Sa Pa: rét đậm đột ngột, trâu gục chết (28-10-2010)
    Khám phá ngôi trường đào tạo 20 thủ tướng Anh (27-10-2010)
    'Tôi hoài nghi hiệu quả kinh tế dự án bô xít' (27-10-2010)
    Sài Gòn ngập nặng vì triều cường cao nhất năm (25-10-2010)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152858001.